CÓ NÊN LẤY RÁY TAI CHO TRẺ?

icon danh mục

Một trong những mối quan tâm lớn nhất về tai từ các bậc phụ huynh chính là: Có nên lấy ráy tai cho trẻ? Không giống như người lớn, trẻ rất dễ tổn thương và không thể tự nhận biết được các vấn đề đó. Vậy làm thế nào để làm vệ sinh tai cho trẻ một cách an toàn nhất?

Có nên lấy ráy tai cho bé?

Đây là câu hỏi chung của tất cả các bậc cha mẹ. Liệu lấy ráy tai có an toàn không? Hay nếu không lấy thì sẽ ảnh hưởng như thế nào?

Câu trả lời của các chuyên gia sẽ là KHÔNG bởi các lý do sau:

  • Ráy tai có nhiệm vụ giúp bảo vệ tai khỏi các dị vật, bụi bẩn và vi khuẩn từ môi trường ngoài. Ngoài ra, chất dịch tiết ra từ tai còn giúp xua đuổi côn trùng vô tình tấn công vào ống tai. 
  • Ống tai ngoài có cơ chế tự làm sạch nhờ tác động nhai, chuyển động của hàm khiến ráy tai, tế bào chết di chuyển từ màng nhĩ ra lỗ tai ngoài. Chúng sẽ khô lại và rơi ra. 

Sai lầm khi lấy ráy tai cho trẻ

Đối với tai của trẻ, các bậc cha mẹ thường sẽ làm sạch ráy tai bằng cách sử dụng tăm bông. Tuy nhiên, cách này thường được khuyến cáo là không nên sử dụng kể cả ở người lớn và trẻ em. Những việc không nên khi làm sạch tai cho trẻ:

  • Dùng tăm bông tác động quá mạnh hoặc sâu sẽ gây tổn thương đến tai của trẻ. Nghiêm trọng hơn có thể làm thủng màng nhĩ. 
  • Tăm bông hay các dụng cụ khác sẽ vô tình đẩy ráy tai vào sâu bên trong tai gây tắc nghẽn.
  • Không nên sử dụng dụng cụ rửa tai và chất tẩy rửa peroxide để làm sạch tai cho trẻ. 
  • Ngoài ra, không nên cho bất cứ vật gì vào trong tai trẻ, kể cả các vật mềm Các vật mềm, thậm chí như đầm bông có thể làm thủng lỗ tai.
  • Sử dụng cụ lấy ráy tai không phù hợp.

Về cơ bản, cơ chế tự đào thải ráy tai của cơ thể có thể loại bỏ ráy tai một cách tự nhiên và an toàn. Tuy nhiên, việc làm sạch tai ngoài định kỳ cho trẻ sẽ giúp loại bỏ bụi bẩn hoặc giúp ráy tai không bị tắc nghẽn khi quá nhiều. 

Làm sạch tai định kỳ cho trẻ

Sử dụng khăn mềm hoặc khăn giấy để lau sạch ráy tai chảy ra khỏi ống tai. Sau khi tắm, để làm khô hãy hướng trẻ nghiêng tai sang một bên để dựa vào khăn tắm, sau đó nghiêng đầu sang bên kia để nước tự chảy ra. 

Nếu bạn thấy trẻ có quá nhiều ráy tai và chúng bị cứng lại, bạn có thể làm mềm chúng bằng dầu ô liu hoặc dầu khoáng:

  • Làm ấm dầu bằng cách giữ nó ở giữa hai lòng bàn tay.
  • Dùng ống nhỏ giọt để nhỏ dầu vào tai bị tắc nghẽn ráy.
  • Cho trẻ nằm xuống hướng tai bị tắc nghẽn ráy lên trên khoảng 2 phút.
  • Sau đó, ráy tai sẽ tự đào thải ra ngoài. 

Ngoài ra, nếu bạn không tự tin hoặc ráy tai không tự thoát ra ngoài, bạn nên gặp bác sĩ để lấy chúng ra bằng các dụng cụ chuyên khoa.

Làm sạch tai định kỳ cho trẻ

Bạn sẽ cần gặp bác sĩ trong những trường hợp sau:

  • Bạn nhận thấy có máu, rỉ hoặc mủ chảy ra từ tai trẻ.
  • Trẻ bị đau tai hoặc có bất kỳ thay đổi nào về thính giác của chúng.
  • Có vật lạ kẹt trong tai con bạn.

Để bảo vệ thính giác cho trẻ, nếu không phát hiện bất thường hoặc ráy tai quá nhiều thì việc lấy ráy tai cho trẻ là không nên. Các bậc phụ huynh nên chú ý làm sạch tai ngoài cho bé và nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ chuyên khoa để lấy ráy tai cứng, tắc nghẽn một cách an toàn nhất.

Sản phẩm đã xem

ĐĂNG KÝ ĐẠI LÝ

Bán sản phẩm của Quyên

icon danh mục

Copyright 2020 Mỹ Phẩm Quyên Thương Hiệu Hàng Đầu Về Nước Rửa Móng Tay. All Rights Reserved.

Online: