MÓNG TAY BỊ GỢN SÓNG - NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

icon danh mục
Bạn có biết? Móng tay được cấu tạo từ chất sừng hóa, tưởng chừng như chỉ có tác dụng bảo vệ móng. Tuy nhiên, dấu hiệu bất thường từ móng tay cũng có thể cảnh báo về tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Móng tay bị gợn sóng là một trong những dấu hiệu cần được lưu ý.

 

1. Nguyên nhân và cách điều trị móng tay bị gợn sóng

Móng tay bị gợn sóng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Sau đây là một số nguyên nhân tiêu biểu mà bạn có thể tham khảo.

 

Nhiễm nấm Candida

Candida là một loại nấm có thể khiến cho móng tay bị dày lên bất thường và bị gợn sóng. Thời gian đầu nhiễm nấm này, người bệnh có thể chỉ xuất hiện các triệu chứng ở 1 hoặc 2 ngón tay. Nhưng nếu không được điều trị kịp thời thì tình trạng sẽ dần lan rộng sang các ngón khác và đến hết cả 2 bàn tay. 

 

Nguyên nhân khiến bạn bị nhiễm loại nấm này có thể là do thường xuyên làm việc hoặc tiếp xúc với môi trường bí và ẩm ướt trong một thời gian dài. Vì vậy, để tránh nhiễm nấm, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

 
  • Cải thiện môi trường làm việc và sinh sống thông thoáng hơn.

  • Thường xuyên vệ sinh tay khi làm việc trong môi trường ẩm ướt.

 

Nhiễm các loại nấm sợi 

Các loại nấm sợi cũng có thể là nguyên nhân khiến móng tay bị gợn sóng, thậm chí là bị dày móng hơn. Để nhận biết bị nhiễm loại nấm này, bạn có thế chú ý các triệu chứng sau.

 

  • Móng bỗng dưng dày lên và rất dễ bị gãy.

  • Móng bị ăn mòn từ phía trên và lan dần xuống phía dưới cho đến khi lan hết móng.

  • Những vùng da lân cận cũng có thể bị nhiễm nấm nếu không được điều trị kịp thời.

 

Tuy nhiên, khi nhiễm loại nấm này thì bạn cũng đừng quá lo lắng vì hoàn toàn có thể điều trị nhanh chóng và móng sẽ sớm mọc lại bình thường. Tương tự như nấm Candida, bạn có thể điều trị bằng cách cải thiện môi trường sống, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ và đảm bảo không gian sống luôn thoáng mát. Đặc biệt là phải luôn vệ sinh móng tay sạch sẽ. Nếu nặng có thể cân nhắc sử dụng thêm các loại thuốc diệt nấm dạng sợi theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

 

Nhiễm nấm là nguyên nhân khiến móng bị gợn sóng
Nhiễm nấm là nguyên nhân khiến móng bị gợn sóng

 

Viêm móng 

Với một số người bị viêm da cơ địa cũng có thể là nguyên nhân khiến móng tay bị gợn sóng. Tình trạng viêm da thường xuất hiện do tiếp xúc với nhiều hóa chất trong quá trình sinh hoạt hằng ngày như dùng bột giặt, chất tẩy quần áo, nước rửa chén, dung dịch vệ sinh, dung dịch sơn rửa móng tay,... Vì vậy những người hay làm các công việc nội trợ sẽ có nguy cơ rất cao bị viêm móng.

 

Nếu không điều trị kịp thời thì viêm móng có thể chuyển biến thành nhiễm trùng. Lúc này, móng không chỉ dày lên và gợn sóng mà còn xuất hiện một số triệu chứng sau:

 
  • Vùng da quanh móng chân bị đỏ, đau và có thể xuất hiện cả mủ.

  • Mặt móng tay trở nên sần sùi, có kẻ vạch.

  • Móng tay lâu ngày bị teo, đổi màu vàng hoặc xanh và đen, có thể bị tách khỏi nền móng.

  • Trường hợp nặng, người bệnh có thể bị áp xe nền móng. 

 

Tiếp xúc với hóa chất cũng là một nguyên nhân
Tiếp xúc với hóa chất cũng là một nguyên nhân

 

Để điều trị thì bạn cần tránh tiếp xúc nhiều với hóa chất và nước hoặc tiếp xúc nhưng phải sử dụng găng tay, đặc biệt là không được sơn móng tay trong giai đoạn này. Cần thiết hãy sử dụng thuốc để điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Do lão hóa

Nếu để ý, bạn sẽ thấy những người lớn tuổi rất thường gặp phải tình trạng móng bị gợn sóng. Vì vậy, lão hóa cũng là một trong những nguyên nhân thường gặp. Theo các bác sĩ, khi lớn tuổi, các tế bào trong cơ thể cũng bắt đầu phát triển chậm lại do quá trình lão hóa tất yếu của con người, như: thiếu sắt, thiếu máu, hoặc thiếu hụt vitamin B12,...

 

Nguyên nhân lão hóa rất khó để điều trị triệt để, vì vậy người bệnh tốt nhất nên bổ sung thêm các chất còn thiếu để cải thiện tình trạng này.

 

2. Móng tay gợn sóng có phải đang mắc bệnh?

Móng tay bị gợn sóng không đơn thuần chỉ ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ mà còn có thể là biểu hiện của một số bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể như:

  • Bệnh thận.

  • Quai bị.

  • Bệnh về tuyến giáp.

  • Bệnh tiểu đường.

  • Bệnh giang mai.

Vì vậy, khi thấy móng bị gợn sóng hoặc có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, tốt nhất hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám và phát hiện bệnh kịp thời bạn nhé.

 

3. Cách phòng ngừa móng bị gợn sóng

Như đã nói ở trên, móng bị gợn sóng là tình trạng không quá nguy hiểm và hoàn toàn có thể điều trị được. Tuy nhiên, tốt nhất bạn không nên để tình trạng này xảy ra nếu có thể. Sau đây là một cách phòng ngừa móng bị gợn sóng mà bạn có thể áp dụng.

 
  • Không để móng tay làm việc quá sức để tránh những tổn thương không đáng có như thường xuyên khui lon nước ngọt.

  • Không nên để móng tay quá dài vì rất dễ bị gãy và dễ bị tổn thương.

  • Tuyệt đối không được cắn móng tay và phải rửa kỹ đầu ngón tay để tránh vi khuẩn xâm nhập.

  • Hạn chế sử dụng các chất tẩy rửa móng tay có chứa hóa chất làm móng nhanh bị giòn và dễ gãy.

Trên đây là những nguyên nhân và cách điều trị tình trạng móng tay bị gợn sóng, cũng như những cách phòng ngừa hiệu quả. Móng tay bất thường có thể là dấu hiệu của một số bệnh nghiêm trọng, vì vậy đừng xem thường và hãy đến bác sĩ ngay để được chẩn đoán.

Sản phẩm đã xem

ĐĂNG KÝ ĐẠI LÝ

Bán sản phẩm của Quyên

icon danh mục

Copyright 2020 Mỹ Phẩm Quyên Thương Hiệu Hàng Đầu Về Nước Rửa Móng Tay. All Rights Reserved.

Online: